'Vua thép' Trần Đình Long bỏ túi 8.400 tỉ đồng 'ăn' tết
Tác phẩm đã xuất bản:Khám phá phiên bản đồng hồ thông minh cao cấp nhất của Huawei
Để hạn chế những câu chuyện buồn như trên, chị Như cho rằng khi khởi sự kinh doanh, dù là lĩnh vực, mặt hàng, dịch vụ nào đi chăng nữa, cũng cần lưu tâm nhiều vấn đề.
Doanh nhân an trú - hành trình du lịch thiền tịnh, tận hưởng thảnh thơi
Chủ tịch HĐQT Bệnh viện thẩm mỹ Sao Hàn chia sẻ rằng, thẩm mỹ hay phẫu thuật thẩm mỹ thì yêu cầu, mong muốn đầu tiên chắc chắn phải đẹp. Khách hàng đi làm thẩm mỹ để điều chỉnh những khiếm khuyết, hay muốn hoàn thiện cơ thể để đẹp hơn. "Nhưng vấn đề hồi phục sau thẩm mỹ, một phần dựa vào tay nghề bác sĩ, phần lớn vẫn là chăm sóc hậu phẫu và cơ địa mỗi người. Tôi lấy ví dụ, nâng mũi là một trong những phẫu thuật thẩm mỹ được coi là khá đơn giản, tuy nhiên mỗi người có thời gian hồi phục cũng khác nhau. Có người chỉ mất một tuần để bình thường nhưng cũng có người kéo dài nhiều tháng mới hết những vết bầm…", bà Thủy Tiên nói.Theo bà, không nên khuyến khích giá rẻ, giá phải đi kèm chất lượng, an toàn. Trong phẫu thuật thẩm mỹ, lựa chọn an toàn là hoàn toàn đúng đắn.Bà Thủy Tiên cũng chia sẻ rằng, Bệnh viện thẩm mỹ Sao Hàn đã xây dựng, đưa vấn đề kiểm soát chất lượng, tiêu chuẩn an toàn và sự đồng bộ trong đội ngũ nhân sự y tế lên hàng đầu. Theo đó, bệnh viện thực hiện quản lý chất lượng bệnh viện theo tiêu chí của Bộ Y tế ban hành và các khuyến cáo của Sở Y tế. Bệnh viện cũng đã hợp tác với các tổ chức y tế quốc tế để áp dụng các tiêu chuẩn an toàn và chất lượng như ISO 9001:2015 và JCI (Joint Commission International) - tiêu chuẩn vàng cho lĩnh vực y tế. Song song đó, tăng cường kiểm soát quy trình phẫu thuật, từ khâu tư vấn, thăm khám, xét nghiệm tiền phẫu, trong quá trình phẫu thuật, đến theo dõi sau phẫu thuật và tái khám…Về nhân lực, bệnh viện tuyển dụng các chuyên gia y khoa có tay nghề. Thường xuyên tổ chức các khóa đào tạo, nâng cao kỹ năng chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp cho toàn bộ nhân viên với các chuyên gia trong ngành. Về cơ sở vật chất, bệnh viện đã nâng cấp phòng mổ với trang thiết bị hiện đại giúp giảm thiểu rủi ro trong các ca phẫu thuật thẩm mỹ.Người đứng đầu Bệnh viện thẩm mỹ Sao Hàn cũng cho biết bệnh viện đã tạo không gian thân thiện và riêng tư hơn cho khách hàng. Chất lượng dịch vụ, kết quả thẩm mỹ sẽ nói lên sự uy tín, tín nhiệm của khách hàng đối với một bệnh viện. Trong đó, yếu tố quan trọng chính là minh bạch thông tin để khách hàng dù chưa trải nghiệm ở bệnh viện nhưng vẫn tìm đến sử dụng dịch vụ. Bệnh viện xem khách hàng làm trung tâm, vì khách hàng mới là đối tượng chính để phục vụ. Vì khách hàng mà phải làm tốt, đảm bảo an toàn và làm hài lòng khách hàng. "Bệnh viện thẩm mỹ Sao Hàn luôn đăng tải và cập nhật các quy trình y tế và tiêu chuẩn mới trên các kênh truyền thông chính thức. Bệnh viện cũng sẵn sàng tư vấn và chia sẻ những thông tin chính xác từ phương pháp, thiết bị, cho đến những phản ứng nếu có dựa trên một số cơ địa đặc thù của từng người để khách hàng lựa chọn đến bệnh viện khi có nhu cầu làm đẹp chất lượng và an toàn", bà Thủy Tiên chia sẻ thêm.Box: Sự cố y khoa trong phẫu thuật thẩm mỹ không phải là chuyện gì quá hy hữu. Vậy, điều mình không muốn mà vẫn xảy ra, thì tìm cách phòng ngừa, khắc phục, sửa chữa, thiết lập lại quy trình chuyên môn, cả quy trình quản lý để được tốt hơn, không để lặp lại sự cố đó nữa. Sửa sai cho tốt, cũng là một trong những cách nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ của mình.
Một vấn đề khác là BTC sẽ làm thẻ cho toàn bộ 30 thành viên của mỗi đội bóng đối với 58 trường đã đăng ký, thẻ này sẽ được sử dụng thay thế hồ sơ được xác nhận tham dự giải từ BTC. Thẻ dùng để ra vào sân nhằm kiểm tra tư cách cầu thủ khi thi đấu và làm nhiệm vụ. Trong tất cả trận đấu, các quan chức, HLV và cầu thủ bắt buộc phải đeo thẻ để hoạt động trong khu vực kỹ thuật. Tuyệt đối không cho mượn thẻ, không sử dụng thẻ sai mục đích, nếu phát hiện có vi phạm thì sẽ thu hồi thẻ và không cấp lại, chủ thẻ sẽ chịu mọi hình thức kỷ luật.
Sinh viên tìm hiểu cơ hội việc làm ngành vi mạch bán dẫn
Ông Tunku Ismail Idris, cũng là chủ sở hữu đội bóng Johor Darul Ta'zim nổi tiếng nhất Malaysia, từng có thời gian ngắn làm Chủ tịch FAM từ năm 2017 đến 2018, trước khi nhường chỗ cho vị chủ tịch hiện nay ông Hamidin Mohd Amin.Sau khi AFF Cup 2024 kết thúc, chứng kiến đội tuyển Malaysia sớm bị loại ngay vòng bảng, ông Tunku Ismail Idris đăng thông điệp trên tài khoản cá nhân mạng xã hội X tuyên bố: "Chúng tôi đã xác định được 6-7 cầu thủ ngoại chất lượng, sẵn sàng bổ sung cho đội tuyển Malaysia thi đấu ngay tháng 3 tới đây tại vòng loại Asian Cup 2027. Hy vọng rằng chính phủ Malaysia có thể hỗ trợ trong quá trình nhập tịch cho số cầu thủ này. Đội tuyển Malaysia phải bắt đầu chiến dịch vòng loại với các kết quả tích cực".FAM và đội tuyển Malaysia hiện cũng có một loạt động thái mới để nâng cấp hiệu suất quản lý và thi đấu. Cụ thể, FAM bổ nhiệm một nhân vật mới từ Canada, ông Rob Friend, có nhiều kinh nghiệm trong quản lý bóng đá làm Tổng giám đốc điều hành đội tuyển. Đội tuyển Malaysia hiện cũng có HLV mới là ông Peter Cklamovski từ Úc, làm việc cùng Giám đốc kỹ thuật Scott O'Donnell, đồng hương với nhà cầm quân này.Trong khi đó, sau thông điệp của ông Tunku Ismail Idris, giới chức bóng đá Malaysia đang nghiêng về khả năng ủng hộ đội tuyển nước này cần bổ sung gấp các cầu thủ ngoại nhập tịch để nâng cao khả năng thi đấu và giành vé dự vòng chung kết Asian Cup 2027. Do việc đào tạo cầu thủ trẻ đến nay được xem là thất bại, vì có rất ít cầu thủ được bổ sung lên đội tuyển đạt chất lượng như mong muốn."Việc nhập tịch cầu thủ sẽ không xung đột với lợi ích đào tạo cầu thủ trẻ của bóng đá Malaysia. Đào tạo cầu thủ trẻ là trách nhiệm của các CLB, không phải của FAM. Những gì FAM và MFL (Malaysia Super League) cần làm để bóng đá trẻ Malaysia phát triển hơn, đó là tạo ra các giải đấu cạnh tranh. Các CLB cần có nền tảng phù hợp để đào tạo cầu thủ trẻ. Việc chúng ta chưa làm được, chỉ nên tự trách mình, không thể đổ hết lỗi cho FAM", ông Tunku Ismail Idris nhấn mạnh khi trả lời một người dùng mạng xã hội X cho rằng, FAM đã chi hàng triệu USD đào tạo cầu thủ trẻ nhưng thất bại.Trả lời phỏng vấn trên tờ New Straits Times ngày 12.1, cầu thủ Safawi Rasid của đội tuyển Malaysia, đang khoác áo đội Terengganu FC, cho biết: "Nếu đội tuyển tiếp tục bổ sung thêm cầu thủ ngoại nhập tịch hoặc cầu thủ có gốc gác, hoàn toàn không gây xung đột. Tôi tin, các cầu thủ trẻ và trong nước, sẽ xem đây là sự cạnh tranh lành mạnh. Bạn bắt buộc phải luôn tiến bộ, chứng minh mọi khả năng của mình. HLV mới là người quyết định sẽ chọn ai vào đội tuyển".Sự kiện đội tuyển Malaysia quay lại chiến lược nhập tịch cầu thủ ngoại là vì thành tích quá yếu kém tại AFF Cup 2024 vừa qua. Trước đó, chiến lược này bị chỉ trích dữ dội khi "Những chú hổ Mã Lai" dù giành quyền dự Asian Cup 2023 nhưng sớm bị loại ở vòng bảng.Tại vòng loại Asian Cup 2027, đội tuyển Malaysia nằm cùng bảng F với đội tuyển Việt Nam, còn có 2 đội Nepal và Lào. Chỉ có đội đầu bảng mới giành vé vào vòng chung kết. Do đó, bảng này đội Malaysia gần như sẽ quyết đấu với đội Việt Nam, do đội Nepal và Lào được xem rất yếu khó lòng cạnh tranh. Nếu kịp nhập tịch các cầu thủ ngoại, trong đó có một số cầu thủ thi đấu lâu năm cho CLB Johor Darul Ta'zim do ông Tunku Ismail Idris làm chủ, chắc chắn đội tuyển Malaysia sẽ rất khác trong tháng 3 tới đây khi vòng loại khởi tranh.